Không chỉ trong đại dịch Covid-19, chuyển đổi số phúc lợi là điều tất yếu sẽ diễn ra khi thời đại công nghệ đang dần xóa bỏ khoảng cách địa lý khi người lao động thực thi công việc mà không cần có mặt tại công sở.
Trong tương lai không xa, một kế hoạch quản trị linh hoạt được đưa ra từ những nhà lãnh đạo thích ứng với hoàn cảnh và thách thức mới: tạo cơ hội cho người lao động được làm việc ở bất kỳ nơi đâu họ muốn mà không cần thiết đến trực tiếp văn phòng.
Điều này hoàn toàn khả thi, chỉ cần người lao động cam kết đạt kết quả tốt theo đúng quy định. Do đó, mô hình quản lý công việc từ xa cũng cần áp dụng chế độ phúc lợi tân tiến hơn: phúc lợi điện tử hay còn gọi là phúc lợi kỹ thuật số.
Chuyển đổi số phúc lợi nhân viên
Khái niệm Số hóa rất dễ bị nhầm lẫn với Chuyển đổi số bởi Số hóa tồn tại dưới hai hình thức: số hóa dữ liệu (Digitization) và số hóa quy trình (Digitalization). Nếu Số hóa mang đến sự chuyển đổi dữ liệu vật lý thành dữ liệu số và cải thiện quy trình bán tự động, thì Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự thay đổi toàn diện mô hình, cố gắng tối ưu hóa liên tục các quy trình, con người và tạo ra giá trị bền vững.
Điểm giao mối quan tâm hàng đầu giữa người lao động và doanh nghiệp chính là “bộ ba quyền lực”: Lương, Thưởng và Phúc lợi. Những năm qua đã có những platform, phần mềm tân tiến giúp quản trị, tối ưu hóa quy trình vận hành doanh nghiệp và quản lý phúc lợi như Misa, Base, Bravo... Không thể phủ nhận tính hiệu quả từ việc ứng dụng những nền tảng công nghệ trên.
Tuy nhiên, theo báo cáo “Talent Guide 2021” (Navigos Groups thực hiện) thì chỉ có 30% người lao động Hài lòng với những phúc lợi hiện có và gần 45% câu trả lời cho rằng họ cảm thấy Bình thường, không có gì đặc biệt.
Vậy dù số hóa quy trình, áp dụng công nghệ chỉ thay đổi phần nào “bình mới rượu cũ” chứ không thực sự tạo ra khác biệt. Điều này vô tình khiến nỗ lực của doanh nghiệp không được ghi nhận xứng đáng từ phía nhân viên, dẫn đến cuối năm vẫn có một số lực lượng nhân sự ôm giấc mộng nhảy việc để tìm kiếm những phúc lợi tốt hơn.
Nếu nhân viên không cảm nhận sự khác biệt (lợi ích hướng đến mỗi nhân viên) thì nỗ lực chuyển đổi số phúc lợi của doanh nghiệp sẽ không được ghi nhận
Phúc lợi tốt hơn nghĩa là nhiều hơn?
Nếu tốt hơn là phải nhiều hơn, thì nhiều hơn bao nhiêu mới đủ và càng không phải chiến lược giữ chân nhân tài bền vững. Doanh nghiệp cần tối ưu chi phí cho ngân sách lương và phúc lợi, nên sẽ tăng trong mức cân đối lợi ích trước tình hình chung. Trong những lúc khó khăn như tình hình hiện nay, càng không thể áp dụng chính sách tăng lương, thưởng đột biến như giai đoạn bình thường.
Google đã ứng dụng công nghệ số giúp nhân viên của họ và bất kỳ ai cần đến nó giúp tách biệt giữa cuộc sống và công việc thông qua “digital wellbeing”: giúp nhân viên làm việc ở nhà tập trung hơn thông qua ứng dụng Focus Mode, cải thiện sức khỏe của gia đình khi sử dụng các thiết bị điện tử bằng ứng dụng Family Link,... và nhiều hơn thế nữa. Nhân viên của Google cảm nhận được sự quan tâm của tổ chức mà không phải tăng quá nhiều ngân sách lương và phúc lợi, họ làm khác đi và tạo ra sự khác biệt.
Các ứng dụng "digital wellbeing" giúp con người cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Microsoft cũng chú ý đến phúc lợi cá nhân cho nhân viên bằng cách phối hợp với Headspace tạo ra một tập hợp các trải nghiệm thiền định, chánh niệm, trải nghiệm đi làm ảo... Vì theo báo cáo Work Trend Index của Microsoft, gần ⅓ người lao động ở châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt với tình trạng kiệt sức ngày càng tăng do đan xen nghĩa vụ cá nhân khi làm việc từ xa, cũng như nỗi lo lắng về nguy cơ mắc dịch Covid-19 (bài đăng trên báo Tin Tức, tháng 10/2020).
Trì hoãn chuyển đổi số phúc lợi là trì hoãn sự phục hồi của tổ chức trong thời kỳ đầy biến động
Bà Tiêu Yến Trinh (CEO Công ty Talentnet) nhận định: "Do Việt Nam chống Covid-19 hiệu quả nên năm 2020 giá trị thương hiệu của VN tăng 9 hạng lên vị trí 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới, theo báo cáo thường niên Nation Brands (Anh).
Và cũng "nhờ" Covid-19 mà nhiều doanh nghiệp trong nước buộc phải nỗ lực để công cuộc chuyển đổi số nhanh hơn rất nhiều, không còn là "nhiệm vụ bất khả khi". Bài toán còn lại là sự chuyển đổi đó phải hiệu quả, nhịp nhàng giữa các bên liên quan (bài đăng báo Tuổi Trẻ, tháng 5/2021).
Dưới áp lực cuộc sống và mang nhiều vai trò khi ở nhà, người lao động rất cần được doanh nghiệp vực dậy tinh thần và cung cấp công cụ, chính sách phúc lợi hiện đại giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc!
Câu chuyện phiếu ăn, phiếu mua thực phẩm
Phiếu ăn ban đầu được giới thiệu ở Anh vào năm 1949 như một cách để doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên của họ một bữa ăn trong thời gian nghỉ trưa, bù đắp cho việc những người lao động đó không có thời gian trở về nhà trong giờ nghỉ. Kể từ đó, Phiếu ăn uống và Phiếu thực phẩm đã được phát triển ở 40 quốc gia trên toàn thế giới.
Dù cân nhắc các lợi ích phụ trợ hay Top các phúc lợi được người lao động quan tâm thì phúc lợi ăn uống (meal allowance) vẫn luôn chiếm vị thế hàng đầu trong suốt các thập kỷ qua.
Muốn chuyển đổi số phúc lợi, sao không bắt đầu từ Phúc lợi Ăn uống?
Phúc lợi ăn uống (meal allowance) đứng trong top 3 phúc lợi được quan tâm nhất - theo “Talent Guide 2021” (Navigos Groups thực hiện)
Bạn có biết:
Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì không tính vào thu nhập chịu thuế cá nhân của người lao động dù vượt mức 730.000 đồng/ tháng. (Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013).
Tập đoàn Sodexo hơn 50 năm kinh nghiệm trên thế giới và hơn 10 năm triển khai giải pháp phúc lợi ăn uống cho doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam; và hiện nay là phúc lợi ăn uống điện tử Sodexo Meal Pass giúp tối ưu chi phí lương và phúc lợi trong khoảng từ 20% đến 35%.
Tích hợp mọi thứ trong “tầm tay”
Tại Sodexo, có một hoạt động ý nghĩa mang tính thiết thực tương tự như tiền mà lại vô cùng tế nhị. Cấp trên và nhân viên hay bạn đồng nghiệp có thể chủ động gửi phiếu Sodexo Meal Pass để mời nhau ly cafe, bữa sáng,... thay lời “Cám ơn” muốn nói!
Vào thời điểm làm việc ở nhà, tính năng này càng kéo tập thể xích lại gần nhau hơn. Nếu chúng ta dùng TIỀN để đặt món thì không có sự khác biệt về mặt cảm nhận đó là tiền lương hay phúc lợi. Một chút thoáng qua đủ để nhân viên quên sạch phúc lợi của công ty đang rất tốt, nhưng với Sodexo Meal Pass: Phúc Lợi được thực hiện trọn vẹn ý nghĩa.
*Về phía Doanh nghiệp
Yên tâm trong mọi khâu tiến hành chuyển đổi phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca bằng tiền mặt sang phụ cấp ăn uống điện tử Sodexo Meal Pass. Hoặc nếu doanh nghiệp chưa có phúc lợi ăn uống, Sodexo sẵn sàng đồng hành thiết kế giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Tất cả các chương trình ăn uống quản lý tập trung trên web portal, bảo mật cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhà quản trị chủ động trong việc thiết lập, phân phát phiếu ăn uống điện tử đến nhân viên dù họ ở đâu, bất kỳ lúc nào thông qua ứng dụng có tên “Sodexo Pass Vietnam”. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp tổ chức bữa ăn cho nhân viên một cách hợp lý với giải pháp của Sodexo, ngân sách Lương và Phúc Lợi của doanh nghiệp được sử dụng một cách tối ưu lên đến 20%.
*Về phía Nhân viên
Đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật lên một số hạn chế mà nhân viên làm việc từ xa phải đối mặt. Ngoài những lợi ích của nó, đã dẫn đến thời gian làm việc dài hơn với ít thời gian nghỉ hơn. Điều này đã tác động đáng kể đến căng thẳng liên quan đến công việc, kiệt sức và cảm giác bị cô lập không còn có thể tận hưởng thời gian nghỉ ngơi. Như ILO nhấn mạnh, “do công nghệ, ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân có thể chồng chéo và trở nên rất mờ nhạt”, dẫn đến áp lực phải luôn kết nối điện tử, gây ra mệt mỏi về tinh thần.
Trong bối cảnh này, thời gian nghỉ trưa, được coi là “ngắt kết nối” với công việc đối với nhân viên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ cần được cung cấp một bữa ăn chuẩn bị sẵn, tươm tất và đầy đủ dinh dưỡng. Hoặc ít nhất, với những người thích nấu ăn thì Sodexo Meal Pass còn có thể mua thực phẩm: gạo, thịt sạch, rau củ, trái cây…
Với tính năng chuyển tặng online phiếu Sodexo Meal Pass và hưởng trọn vẹn 100% phúc lợi ăn uống điện tử này, tin chắc rằng bất kỳ người nhân viên nào cũng thấy hạnh phúc hơn với chính sách phúc lợi khác biệt của doanh nghiệp. Niềm tự hào và gắn kết doanh nghiệp được xuất phát từ đây; bởi chính sự quan tâm chu đáo, nhất là trong bối cảnh nhạy cảm xa mặt dễ cách lòng.
Giải pháp phúc lợi ăn uống 4.0 doanh nghiệp không nên bỏ qua
Tại Sodexo chúng tôi luôn đồng hành cùng với sự phát triển của Doanh Nghiệp. Làm thế nào để tối đa Phúc Lợi cho Nhân Viên song song với tối ưu Quỹ Lương và Phúc Lợi của Doanh Nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay để nhận bảng tư vấn chi tiết phù hợp với mỗi quy mô doanh nghiệp bạn.